Từ các khóa học được trao đổi qua thư từ cho đến các khóa học ứng dụng kỹ thuật số toàn diện. Việc đào tạo từ xa đã không những phát triển trong một quá trình dài và đạt đến đỉnh cao là E-learning. Ngày nay, nó không còn là điều mới lạ nữa mà là một ngành đang bùng nổ. E-learning cũng chiếm được một chỗ đứng vững chắc trong các doanh nghiệp. Vậy E-learning là gì mà lại tiềm năng đến như vậy? Và làm thế nào để triển khai phương pháp này. Hãy cùng đọc bài viết này để có cái nhìn tổng quan về E-learning.
1. E-learning là gì?
E-learning là gì? E-learning là viết tắt của từ Electronic learning hay còn được hiểu là đào tạo trực tuyến. Đây là một loại hình giáo dục, đào tạo và chia sẻ kiến thức trực tuyến được thực hiện qua Internet. Nó có thể được sử dụng trong nhiều môi trường khác nhau, chẳng hạn như giáo dục học thuật, đào tạo doanh nghiệp, phát triển chuyên môn và các khóa học phát triển kỹ năng.
Sự phát triển của e-Learning ngày ngày tăng là nhờ vào việc máy tính và internet được sử dụng rộng rãi. Đồng thời còn được đẩy nhanh hơn nữa bởi đại dịch COVID-19, dẫn đến nhu cầu về các giải pháp học tập trực tuyến tăng vọt.
Xem thêm:
- LMS là gì? Những điều bạn cần biết về hệ thống quản lý này
- Moodle là gì? Hướng dẫn tất tần tật cho người mới bắt đầu
2. Lịch sử ra đời của E-learning?
Biết được định nghĩa E-learning là gì không là chưa đủ. Bạn cũng cần phải biết được cách ra đời mà E-learning là gì? Thuật ngữ E-learning được chuyên gia học tập người Mỹ Elliott Masie đặt ra vào tháng 11 năm 1999, khi ông phát biểu tại Hội nghị TechLearn: “Học trực tuyến là việc sử dụng công nghệ mạng để thiết kế, phân phối, lựa chọn, quản lý và mở rộng việc học”.
Năm 2000, E-learning đã được cách mạng hóa như một công nghệ mới với việc phát hành OLAT, hệ thống quản lý học tập nguồn mở đầu tiên. Năm đó cũng chứng kiến sự ra đời phiên bản đầu tiên của SCORM, một tiêu chuẩn cho phép người dùng tạo nội dung và phân phối nó trong LMS.
Đầu những năm 2000, điện thoại thông minh và máy tính bảng ngày càng trở nên phổ biến. Không chỉ đơn giản là thực hiện cuộc gọi, mà việc gọi video, đọc sách và chơi trò chơi trên điện thoại ngày càng phát triển. Điều đó đã thúc đẩy các công ty điện thoại cải thiện kết nối di động, một cuộc đua vẫn tiếp tục cho đến ngày nay.
Bởi thiết bị di động hiện là lựa chọn phổ biến để truy cập E-learning, cho cả doanh nghiệp và sinh.
3. Lợi ích của E-learning đối với các doanh nghiệp là gì?
Vậy thì lợi ích của E-learning đối với các doanh nghiệp là gì mà chúng lại được ứng dụng phổ biến đến thế?
Ngày nay, nhiều công ty, từ các doanh nghiệp lớn đến các công ty khởi nghiệp nhỏ, họ đều sử dụng E-learning để quản lý việc đào tạo và phát triển nhân viên của mình. Cụ thể như nâng cao trình độ chuyên môn, dạy cho họ kiến thức và kỹ năng mới hoặc đào tạo cho các vị trí mới. Bằng cách tích hợp các phương pháp học tập truyền thống (như lớp học trực tiếp) và các buổi đào tạo bằng các công cụ kỹ thuật số, nhiều công ty đã triển khai phương pháp học tập kết hợp để đem lại hiệu quả tốt nhất.
Trên thực tế, E-learning mang lại lợi ích lớn cho các doanh nghiệp vì nó cung cấp các yếu tố dưới đây:
3.1. Chi phí đào tạo thấp hơn
Với E-learning, bạn không cần phải tốn nhiều tiền để tổ chức hội thảo, thuê phòng khách sạn và chi phí đi lại. Doanh nghiệp chỉ cần phát triển các khóa học trực tuyến và chia sẻ nó với nhân viên của mình và họ truy cập chúng thông qua các thiết bị kỹ thuật số.
3.2. Đào tạo không giới hạn khoảng cách
Đào tạo từ xa không có rào cản về thời gian hay không gian. Bạn có thể đào tạo hàng trăm nhân viên ở hàng chục văn phòng trên khắp thế giới cùng lúc một cách dễ dàng. Nhân viên không cần phải dành thời gian tham dự các bài giảng trên lớp. Tất cả những gì họ cần là các thiết bị điện tử và kết nối Internet ổn định.
3.3. Lưu trữ tài liệu thuận tiện
Với E-learning tất cả tài liệu học tập sẽ được lưu trữ ở một nơi, tức là LMS . Nhân viên có thể đăng nhập vào LMS tại bất kỳ thời điểm, hay thiết bị nào để tìm kiếm tài liệu và khóa học.
3.4. Dễ dàng đạt mục tiêu học tập
Cách đào tạo truyền thống có thể khá chậm vì nó phụ thuộc vào giờ làm việc của nhân viên. Tuy nhiên, với LMS có sẵn bất cứ lúc nào, nhân viên của bạn có thể học theo tốc độ của riêng họ và bất cứ khi nào họ muốn: khi đi làm, trong giờ nghỉ trưa hoặc ở nhà. Từ đó mục tiêu của họ cũng dễ dàng hoàn thành hơn.
3.5. Dễ theo dõi tiến độ
Hầu hết các hệ thống quản lý học tập của E-learning đều có phân tích, hiển thị sự tiến bộ của từng người học dưới dạng biểu đồ và báo cáo. Giúp người dạy dễ dàng quản lý và người học cũng theo dõi tiến độ tiện lợi hơn.
3.6. Khả năng thích ứng nhanh hơn
E-learning giúp nhân viên theo kịp nhịp độ làm việc của công ty và giải quyết các vấn đề trong thời gian thực, không bị chậm trễ. Bạn cần giới thiệu sản phẩm mới cho đội ngũ bán hàng? Bạn có thể tạo một buổi đào tạo trực tuyến và sau đó là đã có thể truyền tải thông tin mới đến toàn bộ nhân viên.
4. Cách triển khai E-learning trong 9 bước
Việc triển khai E-learning cho một doanh nghiệp sẽ yêu cầu về những yếu tố như tài chính, thiết kế và làm việc nhóm. Việc chuẩn bị đầy đủ có thể mất từ một tuần đến một năm, tùy thuộc vào quy mô của dự án. Ở đây, sẽ là tóm gọn cho bạn 9 bước triển khai E-learning toàn diện hoặc ít nhất cho phép bạn chuyển sang định dạng học tập kết hợp một cách dễ dàng:
Bước 1. Đặt mục tiêu đào tạo
Hãy suy nghĩ về lý do bạn muốn triển khai E-learning là gì và nó sẽ giúp bạn đạt được điều gì? Mục tiêu càng lớn thì chiến lược thực hiện càng phức tạp. Ví dụ: nếu bạn muốn phát triển kỹ năng bán hàng của mình, bạn có thể tham gia các khóa đào tạo về sản phẩm và đào tạo kỹ năng mềm. Tuy nhiên, nếu bạn muốn nâng cao trình độ chuyên môn chung trong toàn công ty của mình, bạn sẽ cần chuẩn bị các chương trình đào tạo riêng cho từng nhóm.
Bước 2. Chọn công cụ E-learning
Nếu bạn có các dự án ngắn hạn hoặc muốn triển khai điều gì đó đơn giản, chẳng hạn như gửi thư, thì bạn thực sự không cần nền tảng E-learning phức tạp. Tuy nhiên, nếu muốn tạo ra một môi trường học tập phát triển, bạn cần cân nhắc việc nghiên cứu phần mềm E-learning cụ thể là LMS và công cụ soạn thảo.
Công cụ soạn thảo cho phép bạn tạo nội dung E-learning như các khóa học video, tương tác,…
LMS là viết tắt của Learning Management System là hệ thống quản lý học tập. Ứng dụng phần mềm này lưu trữ tất cả thông tin về đào tạo trực tuyến của công ty bạn từ thông tin nhân viên, khóa học, bài tập, số liệu thống kê, lịch trình,…vô cùng hữu ích.
Bước 3. Chuẩn bị kế hoạch
Một trong những bước quan trọng để triển khai E-learning là bạn phải biết kế hoạch của bạn là gì và bắt tay vào chuẩn bị nó.
Viết kế hoạch theo từng giai đoạn và phân bổ ngân sách cho từng giai đoạn: chọn LMS, tạo một nhóm chuyên trách để quản lý hệ thống (quản trị viên, giảng viên) và quyết định xem bạn sẽ mua nội dung E-learning hay tự phát triển nội dung đó.
Bước 4. Tạo tài liệu học tập
Sau khi thiết lập, hãy bắt đầu phát triển nội dung đào tạo (tài liệu giáo dục) cho nhân viên của bạn.
Bước 5. Chuẩn bị sẵn sàng LMS
Sau khi nội dung giảng dạy của bạn đã sẵn sàng, hãy tải nội dung đó lên LMS và sắp xếp nội dung đó: thêm thư mục, kết hợp các khóa học vào lộ trình học tập, v.v. Đảm bảo tất cả các khóa học đều chạy và báo cáo tiến độ chính xác.
Bước 6. Chạy thử
Khi hệ thống đã sẵn sàng, hãy mời một vài nhân viên dùng thử để chạy thử nghiệm. Mục đích của việc làm này là giám sát mọi thứ vận hành, để bạn có thể tinh chỉnh chương trình đào tạo trực tuyến trước khi ra mắt lần cuối.
Bước 7. Quảng cáo bằng chiến dịch PR
Nhân viên của bạn cần biết về giải pháp đào tạo mới của bạn. Bạn có thể thực hiện bằng cách gửi một email đơn giản về quá trình này chắc chắn bạn sẽ nhận về phản hồi tích cực.
Bước 8. Bắt đầu đào tạo
Mời nhân viên của bạn tham gia LMS và chỉ định các khóa học E-learning cần phải học. Đây là sự khởi đầu của quá trình đào tạo trực tuyến. Sau khi nhân viên của bạn đăng nhập, họ sẽ thấy các khóa học được chỉ định và bắt đầu xem chúng.
Bước 9. Đánh giá hiệu quả đào tạo
Để đánh giá sự thành công của E-learning có hiệu quả hay không, hãy sử dụng số liệu thống kê tích hợp và thu thập phản hồi từ nhân viên.
E-learning là một trải nghiệm học tập cải tiến và hiện đại, mang đến một môi trường linh hoạt và thoải mái. Hy vọng thông qua những thông tin vừa rồi, bạn đã có thể hiểu được E-learning là gì và nắm được cách triển khai E-learning cho đội nhóm, tổ chức hay doanh nghiệp của bạn.