thumnail moodle là gì

Moodle là gì? Hướng dẫn tất tần tật cho người mới bắt đầu

Đánh giá:

Vote this post
Mục lục

    Moodle từ lâu đã là một phần không thể thiếu trong nỗ lực giúp các doanh nghiệp thực hiện các chiến lược học tập trực tuyến hiệu quả trong vô số vực khác nhau. Chúng giúp bạn dễ dàng quản lý và đo lường hiệu quả. Trong bài viết này hãy cùng tìm hiểu Moodle là gì? Và những hướng dẫn cho người mới đầu sử dụng Moodle.

    Hubcom Hình Bài Viết Moodle La Gi

    Moodle là gì? Hướng dẫn tất tần tật cho người mới bắt đầu

    1. Moodle là gì? 

    Vậy thì Moodle là gì? Nói một cách đơn giản, Moodle là hệ thống quản lý học tập (LMS) được sử dụng để quản lý, cung cấp và đo lường hoạt động đào tạo và học tập trực tuyến.

    Moodle được Martin Dougiamas nghĩ ra và kể từ khi thành lập, nền tảng này đã đóng góp rất nhiều cho hệ thống học tập trực tuyến và tạo điều kiện thuận lợi cho giáo dục trực tuyến của người học lẫn người dạy.

    Moodle là viết tắt của Modular Object-Oriented Dynamic Learning Environment. Và theo số liệu thống kê cho thấy khoảng 14 triệu người tiêu dùng đang tham gia vào khoảng 1,4 triệu khóa học có áp dụng hệ thống quản lý học tập này.

    Hubcom Hình Bài Viết Moodle La Viet Tat Cua Modular Object

    Moodle là viết tắt của Modular Object-Oriented Dynamic Learning Environment

    Xem thêm:

    2. Ưu điểm của Moodle

    Lý do khiến Moodle nổi tiếng và được đánh giá cao như vậy là gì? Đây là một công cụ cực kỳ đơn giản nhưng mang lại nhiều lợi ích cho các tổ chức, doanh nghiệp. Dưới đây là một số ưu điểm của Moodle:

    2.1. Mã nguồn mở

    Moodle là một nền tảng LMS có mã nguồn mở. Điều đó có nghĩa là mã được xây dựng là miễn phí, cho phép bạn đầu tư ngân sách một cách tiết kiệm do không phải trả phí giấy phép. Đồng thời cũng không có khóa nhà cung cấp và dễ dàng mở rộng.

    Hubcom Hình Bài Viết Moodle La Mot Nen Tang Co Ma Nguon Mo

    Moodle là một nền tảng LMS có mã nguồn mở

    2.2. Dễ dàng sử dụng

    Có lẽ ưu điểm lớn nhất của Moodle và điều đã tạo nên thành công cho nó là tính dễ sử dụng. Từ chức năng trình tạo khóa học đơn giản đến theo dõi tiến trình chiến nhanh chóng. Đây chắc chắn là một giải pháp tốt cho những ai muốn tìm hệ thống quản lý giáo dục chất lượng.

    2.3. Tinh linh hoạt 

    Tính linh hoạt của Moodle là một trong những điểm mạnh. Nó có thể được định cấu hình, cho dù sử dụng chức năng cơ bản thì các phần bổ sung như plugin hoặc dịch vụ giải pháp đều được quản lý, để đáp ứng các yêu cầu của doanh nghiệp bạn.

     2.4. Khả năng tương thích đa thiết bị

    Một trong những điểm hấp dẫn lớn của việc học trực tuyến và đào tạo trực tuyến, là khả năng tiếp cận mà nó mang lại. Nhân viên có thể truy cập nội dung học tập của họ ở bất cứ đâu và bất cứ lúc nào.

    Moodle LMS có thể truy cập được trên mọi thiết bị và trải nghiệm giống nhau bất kể là điện thoại, laptop hay máy tính bảng.

    Hubcom Hình Bài Viết Kha Nang Tuong Thich Da Thiet Bi

    Khả năng tương thích đa thiết bị

    2.5. Tính năng tích hợp

    Bạn có thể sử dụng Moodle LMS như một nền tảng hoàn toàn độc lập một cách hiệu quả. Tuy nhiên, bạn cũng sẽ thu được nhiều lợi ích thông qua việc tích hợp nó với các nền tảng nội bộ khác.

    Moodle thường có thể được tích hợp liền mạch với các nền tảng như Microsoft Teams hoặc Zoom. Hoặc tích hợp dữ liệu với các hệ thống nhân sự hoặc CRM hiện có.

    Việc sử dụng tính năng đăng nhập một lần (SSO) cho các tiện ích tích hợp này cho phép người dùng truy cập vào tất cả các hệ thống bằng một lần đăng nhập. Nhờ đó giảm bớt sự rắc rối khi phải nhớ và nhập mật khẩu.

    2.6. Sự hợp tác

    Moodle khuyến khích cộng tác thông qua các diễn đàn, Wiki, chức năng trò chuyện và nhóm. Do đó người học có nhiều lựa chọn để chia sẻ thể hiện ý tưởng cũng như làm việc cùng nhau trong các dự án.

    3. Tính năng cơ bản của Moodle là gì? 

    3.1. Xây dựng và quản lý các khóa học

    Một trong những tính năng chính của phần mềm Moodle là bạn có thể đóng vai trò như quản trị viên hệ thống hoặc người tạo khóa học xây dựng để quản lý nội dung khóa học của mình.

    Bạn có thể tự tạo nội dung bằng cách sử dụng các hoạt động khóa học tiêu chuẩn của Moodle, tải lên các tệp SCORM hoặc lấy nội dung có sẵn, được tạo sẵn từ nhà cung cấp.

    Dù bằng cách nào bạn cũng có thể dễ dàng tải nó lên Moodle LMS của mình và sắp xếp nó một cách dễ dàng bằng cách sử dụng chức năng kéo và thả.

    Hubcom Hình Bài Viết Moodle Giup Xay Dung Va Quan Ly Khoa

    Moodle giúp xây dựng và quản lý các khóa học

    3.2. Quản lý đánh giá

    Cung cấp nội dung cho người học là một chuyện, đánh giá họ về nội dung đó lại là chuyện khác. Moodle LMS cho phép bạn tạo và quản lý các đánh giá cho người học, đảm bảo họ tham gia vào nội dung học tập và đạt được kết quả mong muốn.

    3.3. Theo dõi tiến độ của người học

    Khả năng theo dõi tiến độ của người học là một tính năng vượt bậc khác của việc sử dụng Moodle LMS so với các cách quản lý thủ công cồng kềnh. Một số cách chính để theo dõi sự tiến bộ của người học trong Moodle bao gồm hoạt động  thăm gia và hoàn thành khóa học, báo cáo khóa học, phân tích và sổ điểm.

    Hubcom Hình Bài Viết De Dang Theo Doi Tien Do Cua Nguoi Ho

    Dễ dàng theo dõi tiến độ của người học

    3.4. Ghi nhận và khen thưởng thành tích

    Sau khi đánh giá nội dung của người học và theo dõi sự tiến bộ của họ, bạn có thể khen thưởng họ dựa trên thành tích để ghi nhận sự tiến bộ của họ.

    Moodle cung cấp các huy hiệu có thể chia sẻ mà bạn có thể trao cho người dùng, thu hút họ tham gia. Và đồng thời giúp bạn nhanh chóng xác định ai đã hoàn thành khóa học nào.

    4. Hướng dẫn cài đặt Moodle lên hosting, server nhanh nhất 

    Để cài đặt Moodle về máy không hề khó. Bởi chúng được sử dụng phổ biến trên nhiều hệ điều hành. Theo dõi các bước dưới đây để có thể cài đặt và sử dụng Moodle một cách hoàn chỉnh nhé:

    Bước 1: Tải Moodle về máy tính hoặc laptop bằng cách truy cập vào liên kết https://download.moodle.org/

    Bước 2: Tải phiên bản XAMPP 7.2.11 hoặc PHP 7.2.11 từ trang web chính thức.

    Bước 3: Nhấp đúp chuột vào biểu tượng XAMPP để cài đặt

    Bước 4: Chọn “OK” khi hộp thoại popup xuất hiện.

    Bước 5: Theo dõi hướng dẫn trong hộp thoại cài đặt. Chọn “Next” và sau đó “Finish” để hoàn tất quá trình cài đặt XAMPP.

    Bước 6: Chọn ngôn ngữ mà bạn muốn sử dụng trong XAMPP và nhấn “Save”.

    Bước 7: Kích hoạt MySQL và Apache để khởi chạy Moodle. Truy cập trang quản trị phpMyadmin bằng cách truy cập localhost/phpmyadmin.

    Bước 8: Chuyển ngôn ngữ sang Tiếng Việt và tạo cơ sở dữ liệu mới bằng cách chọn “Mới”.

    Bước 9: Giải nén phần mềm Moodle đã tải về và cài đặt phần mềm quản lý e-learning.

    Bước 10: Truy cập localhost trong trình duyệt web của bạn, chọn “Tiếp theo” và sau đó “Tiếp theo” để tiến hành cấu hình Moodle.

    Bước 11: Chọn MariaDB và nhập thông tin cần thiết theo yêu cầu.

    Bước 12: Đợi khoảng 1 phút để quá trình cài đặt hoàn tất và sau đó chọn “Save”.

    5. Hướng dẫn các bước thực hiện cấu hình domain cho Moodle 

    Để  trỏ domain cho hệ thống Moodle nhanh nhất bạn thực hiện 4 bước dưới đây:

    Bước 1: Truy cập Moodle bằng địa chỉ IP

    Bước 2: Trỏ domain về IP public của VPS cài đặt Moodle

    Bước 3: Tiến hành xử lý cấu hình Domain trên Moodle

    Bước 4: Cài đặt Let’s Encrypt cho hệ thống phần mềm Moodle

    6. Kết luận 

    Sự phổ biến và sử dụng rộng rãi của Moodle là minh chứng cho những ưu điểm, lợi ích mà nó đem lại. Nhưng nó không đồng nghĩa với việc nó phù hợp với mọi nhu cầu. Hy vọng rằng với những thông vừa rồi, bạn có thể nắm được Moodle là gì? Và biết được rằng liệu Moodle phù hợp với tổ chức của bạn hay không?

    author-avatar

    About admin_hubcom

    Tôi là HubCom, một người có niềm đam mê với lĩnh vực thời trang và làm đẹp. Bằng những kiến thức mà tôi có tôi sẽ giúp các bạn cập nhật các tin tức mới và xu hướng thịnh hành một cách nhanh nhất. Đừng quên theo dõi tôi để không bỏ lỡ thông tin nào nhé!

    • 10
    • 0