Bounce Rate La Gi Lam The Nao De Giam Ty Le Thoat Trang

Bounce rate là gì? Làm thế nào để giảm tỷ lệ thoát trang?

Đánh giá:

5/5 - (1 vote)
Mục lục

    Bounce Rate là chỉ số rất quan trọng trong việc phân tích số liệu Website. Và tỷ lệ Bounce Rate là cách mà Google thông qua chính người dùng để kiểm tra chất lượng của website. Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu Bounce rate là gì và những vấn đề xung quanh Bounce rate mà các doanh nghiệp quan tâm. Cùng khám phá ngay nhé!

    Bounce Rate La Gi

    Bounce rate là gì? Làm thế nào để giảm tỷ lệ thoát trang?

    1. Bounce rate là gì?

    Bounce rate là gì? Bounce rate là tỷ lệ phần trăm khách truy cập rời khỏi trang web sau khi chỉ xem một trang. Chỉ số này cho biết tần suất người dùng truy cập trang web của bạn mà không tương tác hoặc khám phá thêm. Mặc dù số lần thoát khỏi trang là điều không thể tránh khỏi nhưng tỷ lệ thoát cao có thể cho thấy nội dung của bạn không đạt yêu cầu hoặc được tối ưu hóa kém.

    Bounce Rate Ty Le Khach Truy Cap Roi Khoi Trang Web

    Bounce rate là tỷ lệ khách truy cập rời khỏi trang web

    Xem thêm: 

    2. Bounce rate bao nhiêu là tốt?

    Vậy thì sau khi đã tìm hiểu về khái niệm Bounce rate là gì thì bạn nghĩ tỷ số này năm ở mức bao nhiêu là tốt? Câu trả lời là tỷ lệ này còn phụ thuộc vào ngành của bạn, lưu lượng truy cập đến từ đâu và truy cấp loại trang nào?

    Theo HubSpot, thì tỷ lệ thoát trung bình của hầu hết các trang web là từ 26% đến 70%. Hơn nữa, tỷ lệ thoát trung bình cho trang web B2B là 56%, trong khi tỷ lệ thoát trung bình cho trang web B2C là 45%. Tuy nhiên, bạn cần phải lưu ý là những số liệu này thay đổi tùy theo loại trang, cụ thể như các bài đăng trên blog thường sẽ có tỷ lệ thoát cao hơn là khoảng 65%, các trang thương mại điện tử là 33%.

    Tuy theo quy tắc chung thì tỷ lệ bounce rate từ 40% trở xuống được coi là tốt, còn nếu tỷ lệ thoát trang từ 55% trở đi thì được coi là cao. Và điều này cũng cho thấy là bạn cần phải cải thiện website để thu hút khách hàng ở lại trên trang lâu hơn. Một điều quan trọng nữa là khi đánh giá bounce rate bạn cũng cần xem xét các yếu tố khác, chẳng hạn như chất lượng nội dung trang web và trải nghiệm người dùng,…

    Ty Le Khach Bounce Rate Bao Nhieu La Phu Hop

    Tỷ lệ bounce rate bao nhiêu là phù hợp?

    3. Những lý do khiến tăng tỷ lệ Bounce rate là gì?

    Để hiểu rõ website, đưa ra những giải pháp phù hợp và cải tiến trang web bạn phải nắm được những lý do khiến tăng tỷ lệ bounce rate là gì?

    3.1. Tốc độ tải trang chậm  

    Đầu tiền phải kể đến lý do hàng đầu khiến khách hàng rời khỏi trang của bạn một cách nhanh chóng là tốc độ tải trang chậm. Có thể một số người nghĩ rằng việc tăng thêm 1s hoặc 2s vào tốc độ tải trang không đáng kể, không làm ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng. Tuy nhiên việc chờ đợi trang web tải thêm chỉ vài giây cũng đã đủ để khách hàng quyết định rời đi, dẫn đến tỷ lệ thoát trang tăng đáng kể.

    Theo thống kê của PhocusWright, Forrester Consulting cho thấy khoảng 50% người dùng sẽ rời trang web nếu trang tải chậm hơn 3s. Điều này thể hiện rõ sự quan trọng của tốc độ tải trang đối với giữ chân người dùng. Đặc biệt, không chỉ ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng, tốc độ tải trang còn đóng vai trò quan trọng trong thuật toán xếp hạng tìm kiếm của Google. Do đó, việc theo dõi và cải thiện liên tục tốc độ tải trang không chỉ tạo ra một trải nghiệm tích cực hơn cho người dùng mà còn có ảnh hưởng tích cực đến hiệu suất SEO và bounce rate.

    Toc Do Tai Trang Cham Anh Huong Den Trai Nghiem Nguoi Dung

    Tốc độ tải trang chậm ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng

    3.2. Nội dung không chất lượng 

    Sự sáng tạo trong nội dung trang web không chỉ là việc đáp ứng nhu cầu tìm kiếm của khách hàng mà còn là chìa khóa để giữ chân họ trên website lâu hơn. Nếu nội dung trên trang web không thỏa mãn được nhu cầu của người đọc, khách hàng có thể rời trang web ngay từ lần đầu tiên họ truy cập, để tìm kiếm nội dung khác mang lại trải nghiệm tốt hơn.

    Ngược lại, nội dung chất lượng không chỉ giữ chân khách hàng lâu hơn mà còn tạo ra một sức hút mạnh mẽ, khuyến khích họ khám phá và đọc thêm nhiều bài viết trên trang hơn. Điều này giúp củng cố mối quan hệ giữa trang web và người đọc, đồng thời xây dựng uy tín và độ tin cậy cho những nội dung được đăng tải trên trang.

    3.3. Trải nghiệm người dùng trên website kém

    Bố cục, màu sắc, hình ảnh, và cách trình bày trên trang web của bạn đóng vai trò quan trọng trong quyết định của khách hàng về việc ở lại hay rời đi. Mặc dù bạn có mong muốn chia sẻ nhiều giá trị hữu ích nhất có thể, nhưng đôi khi, sự cố gắng này có thể “phản tác dụng,”. Việc có quá nhiều chi tiết và tính năng không cần thiết sẽ tạo ra một trang web rối mắt và không hướng đến bất kỳ giá trị nào cho người dùng.

    Một thiết kế trang web quá rườm rà về màu sắc, bố cục, và sắp xếp không cân đối dễ dàng làm tăng tỷ lệ thoát trang. Chúng có thể khiến người dùng cảm thấy mất hứng thú và khó khăn khi tìm kiếm thông tin quan trọng.

    Do đó, việc duy trì một thiết kế trang web sáng tạo, gọn gàng và dễ hiểu là điều quan trọng để giữ chân khách hàng. Sự tinh tế trong bố cục và màu sắc, cùng với việc tối ưu hóa trình bày thông tin, sẽ giúp tạo ra trải nghiệm tích cực và giảm tỷ lệ thoát trang.

    Website Voi Bo Cuc Thiet Ke Khong Can Doi

    Website với thiết kế, bố cục không cân đối

    Xem thêm: Top 5 cách tối ưu hóa hình ảnh cho Website hiệu quả 

    3.4. Tiêu đề và mô tả khác xa nội dung 

    Lừa dối khách hàng bằng cách sử dụng tiêu đề và mô tả bài viết hấp dẫn, trong khi nội dung thực tế không liên quan, là một cách làm đáng lên án khi xây dựng nội dung trang web. Với cách làm này, bước đầu bạn có thể dễ dàng thu hút khách hàng và khiến họ truy cập vào nội dung. Nhưng họ cũng sẽ nhanh chóng rời đi vì nội dung chi tiết không đáp ứng được nhu cầu của họ. Chính điều này sẽ tạo ra trải nghiệm tiêu cực với khách hàng và ảnh hưởng đến lòng tin của khách hàng với trang web.

    3.5. Trang web không có liên kết nội bộ 

    Việc sử dụng liên kết nội bộ có thể chuyển hướng khách hàng từ một bài viết đến các bài viết khác, đồng thời giảm tỷ lệ thoát bounce rate một cách đáng kể. Do đó, việc không tích hợp liên kết nội bộ cho bài viết trên trang web được coi là một thiếu sót nghiêm trọng.

    Khi người dùng không thể nhanh chóng di chuyển từ trang này sang trang khác hoặc không tìm thấy các liên kết để khám phá nội dung khác, khả năng rời khỏi trang sẽ tăng lên.

    Để giảm tỷ lệ bounce rate do thiếu liên kết nội bộ, hãy tạo các liên kết hợp lý và tổ chức các nội dung của trang web. Đảm bảo rằng người dùng có thể dễ dàng tiếp tục khám phá thông tin trên trang web của bạn thông qua các liên kết nội bộ.

    3.6. Website bị lỗi kỹ thuật 

    Một lý do nữa khiến tỷ lệ bounce rate tăng cao là do lỗi kỹ thuật từ website. Trong trường hợp này, bạn nên xác định xem có phải nguyên nhân đến từ lỗi 404, lỗi JavaScript, lỗi từ plugin,…Việc xác định và khắc phục những vấn đề kỹ thuật này sẽ giúp tái thiết lập trải nghiệm người dùng, giảm tỷ lệ thoát và duy trì hiệu suất ổn định của trang web.

    Đây là tất cả những gì khiến tỷ lệ bounce rate tăng cao, bạn cần phải chú ý những yếu tố này để khắc phục trang web của mình ngày một tốt hơn.

    Website Bi Loi Ky Thuat Lam Tang Ty Le Bounce Rate

    Website bị lỗi kỹ thuật làm tăng tỷ lệ bounce rate

    4. Nguyên tắc để giảm tỷ lệ Bounce rate là gì?

    Sau khi đã xác định được nguyên nhân thì chúng ta phải đưa ra được những giải pháp. Vậy những nguyên tắc để giảm tỷ lệ bounce rate là gì>

    4.1. Cải thiện tốc độ tải trang

    Nhưng đã nhắc đến ở phần trên của bài viết, tốc độ tải trang có ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ thoát. Nếu trang của bạn có tốc độ tải chậm, khách truy cập có thể cảm thấy thất vọng và rời khỏi trang web. Để cải thiện thời gian tải trang, bạn có thể tập trung vào việc tối ưu hóa hình ảnh, tệp CSS và JavaScript, tận dụng công nghệ bộ nhớ đệm và nén tệp.

    Bạn có thể xem báo cáo hiệu suất trang web thông qua Semrush có thể giúp bạn có cái nhìn tổng quan về tốc độ trang web của mình để cải tiến trang web của mình, từ đó giảm tỷ lệ thoát trang.

    Báo cáo “Hiệu suất trang web” trong công cụ Kiểm tra trang web của Semrush có thể giúp bạn có được cái nhìn tổng quan về số liệu tốc độ trang web của mình, để bạn có thể biết những cải tiến nào cần được thực hiện. Và với một vài thay đổi đơn giản, bạn sẽ dần dần giảm được tỷ lệ thoát khó chịu đó.

    4.2. Tối ưu hóa trải nghiệm người dùng di động của bạn

    Để giảm tỷ lệ bounce rate trang web của bạn phải dễ sử dụng và điều hướng dễ dàng từ các thiết bị di động vì hiện nay có nhiều người sử dụng điện thoại của họ để duyệt web hơn bao giờ hết.

    Ví dụ: các video dài đôi khi mất nhiều thời gian để tải trên thiết bị di động. Việc hiển thị các video ngắn hơn trên phiên bản dành cho thiết bị di động của trang web có thể ngăn hiện tượng tải trang lâu khiên mọi người rời đi. Phiên bản dành cho thiết bị di động của trang web phải rõ ràng và ngắn gọn, cung cấp cho người dùng thông tin họ cần một cách nhanh chóng và dễ dàng. Điều này sẽ giúp tạo được thiện cảm lớn với người dùng.

    Toi Uu Hoa Trai Nghiem Di Dong Giup Giam Ty Le Bounce Rate

    Tối ưu hóa trải nghiệm di dộng giúp giảm tỷ lệ bounce rate

    4.3. Sử dụng có mục đích các liên kết nội bộ

    Một cách khác để bạn có thể thu hút khách truy cập và giảm tỷ lệ thoát là sử dụng liên kết nội bộ. Liên kết nội bộ là các siêu liên kết hướng người dùng đến các trang khác trên cùng một trang web, trái ngược với các liên kết bên ngoài đưa họ đến một trang web khác.

    Việc sử dụng liên kết nội bộ có thể ngăn khách truy cập thoát khỏi trang của bạn vì điều đó khuyến khích họ nhấp qua và khám phá thêm nội dung của bạn. Một gợi ý tuyệt vời để bạn thực hiện điều này thêm phần “bài đăng liên quan” vào cuối bài viết của bạn, điều này sẽ giúp người dùng có thêm cơ hội đọc thêm các bài đăng có thể liên quan đến sở thích của họ.

    Các liên kết nội bộ không chỉ là cách tuyệt vời để thu hút khách truy cập mà còn rất quan trọng cho sự thành công của SEO. Điều này là do chúng giúp Google tìm và hiểu tất cả các trang trên trang web của bạn, cũng như giúp Google tìm ra trang nào quan trọng nhất.

    Tan Dung Cac Lien Ket Noi Bo

    Tận dụng các liên kết nội bộ

    4.4. Cung cấp nội dung chất lượng hữu ích

    Điều này nghe có vẻ đơn giản nhưng không phải website nào cũng làm được. Đảm bảo nội dung trang web dễ đọc và dễ hiểu, viết các câu rõ ràng, ngắn gọn được chia thành các đoạn văn ngắn và sử dụng các tiêu đề và tiêu đề phụ để chia nhỏ các phần văn bản dài. Ngoài ra, bạn nên sử dụng hình ảnh trực quan như hình ảnh và video trong bài viết một cách phù hợp vì chúng giúp người đọc tương tác với nội dung của bạn. Từ nội dung chất lượng sẽ giúp người đọc dừng lại lâu hơn trên trang của bạn.

    Từ những thông tin vừa được Hubcom chia sẻ phía trên, chắc chắn rằng bạn đã có cái nhìn tổng quan về khái niệm “Bounce rate là gì”, biết được tỷ lệ bounce rate phù hợp của từng loại trang web, và tại sao việc duy trì một tỷ lệ thoát thấp là điều quan trọng. Nắm vững những kiến thức này không chỉ giúp bạn đánh giá hiệu suất của trang web mà còn tạo nên những hướng đi cụ thể để tối ưu hóa tỷ lệ thoát một cách hiệu quả nhất. Bằng cách này, bạn có thể định hình chiến lược của mình để đạt được kết quả tích cực cho trang web của mình.

    author-avatar

    About admin_hubcom

    Tôi là HubCom, một người có niềm đam mê với lĩnh vực thời trang và làm đẹp. Bằng những kiến thức mà tôi có tôi sẽ giúp các bạn cập nhật các tin tức mới và xu hướng thịnh hành một cách nhanh nhất. Đừng quên theo dõi tôi để không bỏ lỡ thông tin nào nhé!

    • 4
    • 0